(Khoa học) - Cá mập có thể ngửi thấy mùi của một giọt máu rơi xuống đại dương từ cách đó 500m hay phân biệt một giọt máu trong một triệu giọt nước biển, điều huyền bí này đã được các nhà khoa học giải đáp.
Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH South Florida, Mỹ, đã tìm ra rằng mũi của cá mập sử dụng cơ quan cảm thụ khứu giác để phát hiện ra con mồi chỉ trong vòng nửa giây, bằng với thời gian mùi hương lan đến một bên lỗ mũi và chúng có thể so sánh với bên lỗ mũi còn lại. Ngay khi bắt được tín hiệu, kẻ săn mồi “thượng hạng” này nhanh chóng tiến về phía có mùi hương tỏa ra đầu tiên.
Kết luận trên được đăng trên tạp chí Sinh học ngày nay, giúp giải mã một trong những bí ẩn từ lâu về cá mập. Các nhà khoa học thực hiện nhiều thí nghiệm trên 8 con cá mập nhỏ thuộc họ Squalidae và một chú cá mập nâu xám. Tiến sĩ Jayne Gardiner, trưởng nhóm nghiên cứu, đã gắn hai ống vào phần đầu của những chú cá mập này và thả chúng vào bể nước biển 50 lít, sau đó thả mồi.
Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH South Florida, Mỹ, đã tìm ra rằng mũi của cá mập sử dụng cơ quan cảm thụ khứu giác để phát hiện ra con mồi chỉ trong vòng nửa giây, bằng với thời gian mùi hương lan đến một bên lỗ mũi và chúng có thể so sánh với bên lỗ mũi còn lại. Ngay khi bắt được tín hiệu, kẻ săn mồi “thượng hạng” này nhanh chóng tiến về phía có mùi hương tỏa ra đầu tiên.
Kết luận trên được đăng trên tạp chí Sinh học ngày nay, giúp giải mã một trong những bí ẩn từ lâu về cá mập. Các nhà khoa học thực hiện nhiều thí nghiệm trên 8 con cá mập nhỏ thuộc họ Squalidae và một chú cá mập nâu xám. Tiến sĩ Jayne Gardiner, trưởng nhóm nghiên cứu, đã gắn hai ống vào phần đầu của những chú cá mập này và thả chúng vào bể nước biển 50 lít, sau đó thả mồi.
Cá mập có thể ngửi thấy mùi của một giọt máu cách nó 500m.
Sau khi quan sát, tiến sĩ Jayne nhận thấy cá mập dựa vào sự kết hợp của các tín hiệu định hướng, mùi thơm và dòng chảy nước để xác định hướng và tìm con mồi. Nếu sự ngắt quãng giữa mùi hương ở một bên lỗ mũi với bên kia vào khoảng 1/10 hoặc 1/2 của một giây thì cá mập sẽ hướng phần đầu về nơi mà chúng ngửi thấy mùi hương lần đầu tiên.
“Đây là một ý tưởng rất thú vị khi loài vật sử dụng sự tập trung để xác định mùi hương. Hầu hết sinh vật đều có hai cơ quan cảm biến với mùi hương, có thể là lỗ mũi hay râu, và chúng sử dụng hai cơ quan này để so sánh với nhau rồi tiến tới bên có dấu hiệu mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, khi các mùi bị phân tán bởi không khí hoặc nước thì việc phân biệt sẽ trở nên khá hỗn loạn”, tiến sĩ Gardiner nhận xét.
Không chỉ làm sáng tỏ những kiến thức về cá mập, nghiên cứu này còn dẫn đến việc sử dụng robot dưới nước được trang bị tốt hơn để tìm nguồn gốc của các vết rò rỉ hóa học như dầu tràn ở khu vực vùng vịnh. “Phát hiện này có thể được áp dụng cho các thiết bị dưới nước. Các robot trước đó được lập trình để theo dấu mùi hương bằng cách so sánh mức độ tập chung của chúng, tuy nhiên robot không thể thực hiện tốt chức năng này như loài vật và không thể nhanh bằng cá mập”, tiến sĩ Gardiner khẳng định.
“Đây là một ý tưởng rất thú vị khi loài vật sử dụng sự tập trung để xác định mùi hương. Hầu hết sinh vật đều có hai cơ quan cảm biến với mùi hương, có thể là lỗ mũi hay râu, và chúng sử dụng hai cơ quan này để so sánh với nhau rồi tiến tới bên có dấu hiệu mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, khi các mùi bị phân tán bởi không khí hoặc nước thì việc phân biệt sẽ trở nên khá hỗn loạn”, tiến sĩ Gardiner nhận xét.
Không chỉ làm sáng tỏ những kiến thức về cá mập, nghiên cứu này còn dẫn đến việc sử dụng robot dưới nước được trang bị tốt hơn để tìm nguồn gốc của các vết rò rỉ hóa học như dầu tràn ở khu vực vùng vịnh. “Phát hiện này có thể được áp dụng cho các thiết bị dưới nước. Các robot trước đó được lập trình để theo dấu mùi hương bằng cách so sánh mức độ tập chung của chúng, tuy nhiên robot không thể thực hiện tốt chức năng này như loài vật và không thể nhanh bằng cá mập”, tiến sĩ Gardiner khẳng định.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét